fbpx

Ý nghĩa của số hạt niệm châu

Số hạt niệm châu hay còn gọi là tràng hạt biểu hiện số hạt ngọc/đá nhất định được xâu vào 1 sợi dây để người tu hành khi xưng danh niệm Phật hoặc trì chú.

KHỞI NGUỒN CỦA NIỆM CHÂU

Niệm châu còn gọi là sổ châu, tràng hạt, Phật châu, chỉ số lượng hạt ngọc nhất định được xâu vào 1 sợi dây.

Đó là pháp cụ mang bên mình của người tu hành khi xưng danh niệm Phật hoặc trì chú

Ý nghĩa bao hàm: Nhiếp trì tất thảy tâm niệm, khiến cho chúng không tán lưu vào cõi ác

Trong kinh điển Phật giáo, liên quan đến nguôn gốc của niệm châu, thường căn cứ vào lời thuyết pháp khai thị của Đức Phật đối với vua Ba Lưu Ly được ghi chép trong Mộc hoạn tử kinh, Phật nói với Ba Lưu Ly Vương rằng:

“Nếu như nhà vua muốn diệt phiền não chướng, báo chướng, hãy xâu 1 chuỗi tràng 108 hạt bằng hạt cây tra ( mộc hoan tử) và thường mang bên mình. Khi đi, ngồi hay thường nên chuyên tâm nhất trí, không phân tán ý,xưng danh hiệu Phật Đà, Đạt ma, tăng già, mỗi lần lần qua 1 hạt tra. Cứ như vậy lần lượt qua hạt này đến hạt khác như: 10 hạt, 20 hạt, 100 hạt, 1000 hạt, rồi đến trăm nghìn vạn hạt. Nếu lần đủ 20 vạn lượt, thân tâm không tán loạn, khi chết được đầu sinh lên cõi Diệm Thiên thứ ba được thường an lạc hạnh. Nếu như có thể lần đủ 100 vạn lượt, sẽ đoạn trừ được 108 kết nghiệp. Như vậy mới chứng được quả Tu Đa Hoàn (Srotapanna –phala: Nghịch lưu nghĩa là ngược dòng sinh tử ), hướng đến Niết Bàn, dứt hẳn cội gốc phiền não, đắc quả vô thượng.”

 

Tính xác thực : Trong các tài liệu “ Mộc Hoạn Tử Kinh” vào thời Đông Tấn (327-420) đã chứng thực sự xuất hiện của “ niệm châu”.
Đến thời Đường, trong bối cảnh thời đại Phật Giáo hưng thịnh, kinh điển ghi chép về niệm châu được lưu truyền, dịch thuật rộng rãi, ví dụ như các kinh điển: Đà la ni tập kinh , Hiệu lượng sổ châu công đức kinh, Kim cương đỉnh Du già niệm châu kinh, Mạn thù thất lợi chú tạng trung hiệu lượng sổ châu công đức kinh.
Về mặt hiện vật còn lưu giữ: trong cuộc khai quật ở hang Mạc cao, Đôn hoàng, cam túc, bảo tồn một pho tượng Bồ Tát Di Lặc được tạc vào thời kì 16 nước (năm 304-439) trên cổ có đeo niệm châu.
16 vị La Hán trong tác phẩm Pháp Trụ Kí do Đường Huyền Trang dịch, trong đó vị La Hán thứ 13 tôn giả Nhân Yết Đà trong tư thế tay lần niệm châu. Cho đến pháp tướng của pháp sư Huyền Tràn khi còn sống trên thân cũng đeo niệm châu.
Có thể khẳng định từ triều Đường đổ về sau người Trung Quốc sử dụng niệm châu đã tương đối phổ biến.
* Tác dụng – ý nghĩa: Chọn một chuỗi niệm châu niệm tụng một vài kinh văn, chú ngữ hoặc thánh hiệu của Đức Phật, Bồ Tát ở trong tâm hay trong miệng, có thể xua đuổi phiền não, tiêu trừ báo chướng, tăng thêm trí tuệ, lợi mình giúp người.

CHỦNG LOẠI NIỆM CHÂU

Nếu dựa vào phương thức sử dụng, thông thường chia thành 3 loại:

  • Niệm Châu dùng tay cầm để lần hoặc trì niệm
  • Niệm Châu đeo ở cổ tay hoặc bắp tay
  • Niệm Châu quàng ở cổ

Niệm châu cầm ở tay phần lớn được dùng để ghi nhớ số Phật Hiệu và chú ngữ niệm tụng
Niệm châu đeo tay có 2 hình thức: Thường nhìn thấy là loại 18 hạt , Ngoài ra còn có một loại niệm châu không có số hạt nhất định, Lấy kích thước của cổ tay để xác định số hạt, cũng dùng để đeo

Phàm những người thích đeo niệm châu là thiện nam tử, Thiện nữ tử biểu lộ “ có thiện căn” đều được xem là có thiện căn thâm sâu, có nhân duyên lớn với Phật từ vô thủy kiếp đến nay

Niệm châu phần lớn chọn dùng các chất liệu trân quí , như: Thạch anhMã nãoPhỉ ThúySan hô … đường kính hạt có kích thước nhất định đều, không sai khác quá lớn

Mỗi chuỗi niệm châu đều được xâu thành từ số lượng hạt châu nhất định, số lượng hạt châu được định sẵn không giống nhau,bởi vì chúng bao hàm ý nghĩa khác nhau.
Những hàm nghĩa này được kết hợp giữa số lượng hạt niệm châu với danh hiệu trong kinh điển, chúng ta dựa vào đó để diễn giải mà thôi.

* 1.080 hạt:
Biểu thị cho Thập giới, mỗi giới có 108 Phiền não, hợp thành 1.080 phiền não.
Thập giới biểu thị cho 10 thế giới mê và ngộ, có thể phân thành 10 loại sau:
(1) Cõi địa ngục, (2) cõi quỷ đói, (3) cõi súc sinh , (4) cõi atula, (5) cõi người, (6) cõi trời ,(7) cõi Thanh Vân ,(8) cõi Thanh Vân,( 9) cõi Duyên Giác,(9) cõi Bồ Tát,( 10) cõi Phật.

* 108 hạt: Chuỗi niệm châu có 108 hạt là loại thường thấy nhất , biểu thị cho sự cầu chứng 108 Tam muội, đoạn trừ 108 phiền não, từ đó khiến cho thân tâm đạt đến trạng thái tịch tĩnh. Nội dung của 108 phiền não có rất nhiều thuyết pháp khác nhau.
108 hạt tượng trưng cho 18 giới (lục trần, Lục căn, Lục thức), đem số 18 này nhân với 6 phiền não căn bản (tham, sân, si, man, nghi, ác kiến) thành 36, lại phối với tam thế quá khứ, hiện tại, tương lai, hợp thành 108 phiền não
*54 hạt: 54 hạt biểu thị cho 54 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ Tát, trong đó bao gồm: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh , Thập hồi hướng, Thập địa, 50 giai vị , lại cộng them tứ thiện căn vị

*42 hạt: 42 hạt biểu thị cho 42 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ Tát, bao gồm Thập Trụ, Thập Hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác và Diệu giác

*36 hạt: Không có hàm nghĩa chính xác, thông thường để tiện cho việc mang theo bên mình, chia 108 hạt thành 3 chuỗi, mỗi chuỗi 36 hạt. Trong đó, hàm chứa nghĩa lý lấy tiểu thấy đại nên tương đồng với 108 hạt.

*27 hạt : 27 hạt biểu thị cho 27 hiền vị của tiểu thừa tu hành 4 hướng, 4 quả, tức 18 vị học hữu của 4 hướng, 3 quả trước và 4 vị Vô học của quả A LA HÁN

*21 hạt : 21 quả biểu thị cho 21 giai vị , bao gồm: Thập địa, Thập ba la mật và quả Phật.

*18 hạt :

Tục gọi là” Thập bát tử”. Trong đó, “thập bát” chỉ “ thập bát giới” tức Lục căn, Lục Trần, Lục thức
Lục căn: nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý
Lục trần: sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần, pháp trần
Lục thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức,thân thức, ý thức.

*14 hạt: Biểu thị Quán Thế Âm Bồ Tát cùng với tất thảy chúng sinh trong thập phương, tam thế, 6 cõi đồng nhất bi ngưỡng, khiến cho chúng sinh đạt được 14 công đưc vô úy

Trả lời